Bất động sản công nghiệp là điểm sáng
El Salvador đã đề nghị giam giữ những “tội phạm nguy hiểm” bị Mỹ trục xuất - bất kể quốc tịch của họ là gì.Đây là thông tin do Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cung cấp vào ngày 3.2, sau cuộc hội đàm kéo dài với Tổng thống El Salvador Nayib Bukele. Ông Bukele được chính quyền Tổng thống Donald Trump xem là đồng minh chủ chốt trong cuộc trấn áp nhập cư lậu của Mỹ.Ngoại trưởng Rubio cho biết Tổng thống Bukele cũng đã đề nghị giam giữ những tội phạm nguy hiểm là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân hợp pháp.Không rõ liệu Mỹ có chấp nhận lời đề nghị đó hay không, nhưng công dân Mỹ không thể bị trục xuất khỏi nước này một cách hợp pháp.Ông Rubio cho biết thêm thông tin chi tiết về thỏa thuận này sẽ sớm được công bố.Trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý rằng điều kiện nhà tù ở El Salvador “khắc nghiệt và nguy hiểm”, với tình trạng quá tải tạo nên một “mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của tù nhân”.Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là ngoại trưởng Mỹ, ông Rubio đang tìm kiếm sự ủng hộ từ các quốc gia trong khu vực cho những nỗ lực của chính quyền Tổng thống Trump nhằm trục xuất số lượng lớn người nhập cư bất hợp pháp.Ông đang cố gắng bảo đảm các thỏa thuận, được gọi là “quốc gia thứ ba”, với các quốc gia khác trong khu vực, tương tự thỏa thuận mà ông cho biết đang được tiến hành với El Salvador.Trong các thỏa thuận như vậy, các nước như El Salvador sẽ nhận công dân từ các quốc gia không đồng ý nhận lại người bị Mỹ trục xuất. Ví dụ, Cuba và Venezuela có mối quan hệ lạnh nhạt với Mỹ và trong quá khứ đã hạn chế số lượng người bị trục xuất mà hai nước này sẽ tiếp nhận.Kể từ khi nhậm chức cách đây vài tuần, Tổng thống Trump đã tăng số lượng người di cư mà Mỹ trục xuất đến khu vực Mỹ Latinh.Washington ngày 4.2 cũng đã điều máy bay quân sự đầu tiên chở một số ít người di cư bị giam giữ đến căn cứ hải quân ở Vịnh Guantanamo (Cuba). Ông Trump đã hứa sẽ mở rộng nơi đây để có thể tiếp nhận tới 30.000 người.Phẫn nộ tài xế taxi dừng trên cao tốc ‘như tự sát’, suýt gây tai nạn
Loại pin hạt nhân siêu bền nói trên, được đặt tên là Zhulong-1, có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho máy tạo nhịp tim (hiện có thể hoạt động tới 15 năm), cũng như tàu vũ trụ và các thiết bị được triển khai trong các môi trường khắc nghiệt như vùng cực và biển sâu, theo tờ South China Morning Post dẫn lại thông báo ngày 13.3 từ Đại học Sư phạm Tây Bắc ở tỉnh Cam Túc của Trung Quốc.Dù không đề cập ô tô điện, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Sư phạm Tây Bắc cho hay các đặc tính xanh và ít carbon của pin hạt nhân mới có thể "thúc đẩy việc nâng cấp chuỗi công nghiệp năng lượng mới của Trung Quốc".Pin hạt nhân Zhulong-1 được thiết kế để hoạt động trong 50 năm, nhưng tuyên bố của Đại học Sư phạm Tây Bắc cho hay loại pin mới này có thể hoạt động hơn 100 năm trong điều kiện khắc nghiệt.Pin có thể hoạt động ổn định trong phạm vi nhiệt độ từ âm 100 độ C đến 200 độ C, với mật độ năng lượng cao hơn 10 lần so với pin lithium-ion thương mại và tỷ lệ suy giảm dưới 5% trong vòng đời thiết kế là 50 năm, theo Tân Hoa xã dẫn lời trưởng dự án Cai Dinglong.Ngoài ra, ông Zhang Guanghui, đứng đầu kỹ thuật về dự án pin hạt nhân của Đại học Sư phạm Tây Bắc, cho hay: "Về mặt lý thuyết, pin này có thể hoạt động trong hàng ngàn năm nhờ chu kỳ bán rã dài của carbon-14 là 5.730 năm". Chu kỳ bán rã là thời gian cần thiết để một đồng vị phóng xạ phân rã xuống còn một nửa giá trị ban đầu.Nhóm nghiên cứu đang tiến hành mô hình thế hệ thứ hai, Zhulong-2, với nỗ lực tập trung vào việc giảm chi phí sản xuất và thu nhỏ kích thước. "Zhulong-2 dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau, chỉ có kích thước bằng một đồng xu", ông Cai cho hay.
Kỷ lục bàn thắng từ... ghế dự bị
Quan điểm này đã lan rộng sang châu Âu, gây khó khăn cho tham vọng toàn cầu của Huawei. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của Strand Consult cho thấy Huawei vẫn đang duy trì sự hiện diện mạnh mẽ trong hạ tầng 5G tại châu Âu.Mặc dù sự hiện diện của Huawei đã giảm dần trong những năm qua nhưng vẫn ở mức đáng kể bất chấp các khuyến nghị từ Liên minh châu Âu (EU). Theo nghiên cứu được công bố bởi Light Reading, khoảng một phần ba số thành phố 5G ở 32 quốc gia EU vẫn đang sử dụng công nghệ của Huawei. Tình hình này dường như không có dấu hiệu giảm kể từ quý 2/2022.Điều này cho thấy, mặc dù EU đã khuyến nghị hạn chế việc sử dụng thiết bị của các nhà cung cấp Trung Quốc, nhiều chính phủ vẫn chưa thực hiện các biện pháp cụ thể. Strand Consult dự đoán vào cuối thập kỷ này, các công ty Trung Quốc vẫn có sự hiện diện đáng kể trong hạ tầng viễn thông EU, với thị phần của Huawei dự kiến sẽ đạt khoảng 29% vào năm 2028, giảm từ 36% vào giữa năm 2022 và 32% vào cuối năm 2024.Một trong những lý do chính khiến các nhà mạng tại EU tiếp tục phụ thuộc vào thiết bị của Huawei là mức giá cạnh tranh hơn so với các đối thủ Bắc Âu như Nokia và Ericsson. Mặc dù có những lo ngại về khả năng gián điệp từ thiết bị của Huawei, công ty này đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc và khẳng định sản phẩm của họ không có "cửa hậu".Ngay cả khi sự hiện diện của các công ty Trung Quốc trong hạ tầng viễn thông EU giảm đáng kể trong thời kỳ 4G, họ vẫn chiếm khoảng một nửa thị trường với Huawei vẫn giữ vị thế quan trọng trong lĩnh vực 5G tại khu vực này.
Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 16.2 tuyên bố sẵn sàng và sẵn lòng đưa binh sĩ Anh sang Ukraine để gìn giữ hòa bình nếu các bên đạt thỏa thuận chấm dứt chiến sự.Ngày 17.2, Đài phát thanh Thụy Điển dẫn lời Ngoại trưởng Maria Malmer Stenergard cho biết quốc gia Bắc Âu này cũng không loại trừ khả năng đưa quân sang Ukraine để gìn giữ hòa bình hậu chiến sự."Bây giờ, trước tiên chúng ta phải đàm phán cho một nền hòa bình công bằng và bền vững, tôn trọng luật quốc tế, tôn trọng Ukraine và trước hết là đảm bảo Nga không thể rút lui để xây dựng sức mạnh mới và tấn công Ukraine hay nước nào khác trong vài năm. Một khi chúng ta có hòa bình như vậy, chúng ta cần đảm bảo nó được duy trì và chính phủ không loại trừ bất cứ điều gì", bà Stenergard nói.Phát biểu của lãnh đạo Anh và nhà ngoại giao Thụy Điển được đưa ra khi các lãnh đạo châu Âu chuẩn bị họp khẩn tại Paris trong ngày 17.2 để bàn thảo kế hoạch tiếp theo cho Ukraine. Hội nghị được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi sau khi châu Âu không được mời tham gia bước đầu đối thoại về hòa bình Ukraine giữa Mỹ và Nga, đồng thời giới chức chính quyền Washington bắn tín hiệu rút bớt sự hỗ trợ an ninh cho châu Âu.Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và đại diện Nga dự kiến gặp nhau tại Ả Rập Xê Út trong ngày 17.2 để bắt đầu kế hoạch đàm phán. Theo AFP, ông Rubio vừa có mặt tại nước vùng Vịnh sau khi kết thúc chuyến thăm Israel.Mặt khác, Ukraine cũng không được mời dự đối thoại giữa Mỹ và Nga lần này dù ông Rubio nói Kyiv và châu Âu sau cùng sẽ tham gia vào các cuộc đàm phán thực sự để chấm dứt xung đột. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 16.2 tuyên bố không bao giờ chấp nhận bất kỳ quyết định nào giữa Mỹ và Nga về kết quả đàm phán hòa bình nếu thiếu Ukraine.
Cô gái Pháp gặp cha mẹ ruột sau 30 năm bằng bức ảnh được đăng trong 2 tiếng: Phép màu kỳ diệu
Trong trận thi đấu giữa Trường ĐH Đà Lạt và Trường ĐH Khánh Hòa tại vòng loại khu vực Nam Trung bộ - Tây nguyên - giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III – 2025 cúp THACO, đội Trường ĐH Đà Lạt đã giành chiến thắng với tỷ số 3-1.Với vai trò là đội trưởng, tiền vệ trung tâm Lê Đình Quốc của đội Trường ĐH Đà Lạt đã lập cú đúp bàn thắng ấn tượng. Ngoài niềm vui chiến thắng, Đình Quốc chia sẻ thêm về mong ước của mình, anh cho hay bản thân kỳ vọng sớm có người thương đi cổ vũ để tăng thêm động lực thi đấu.Chàng trai phố núi nuôi hy vọng sẽ có một tình yêu đẹp trên sân cỏ. Từng tham gia giải bóng đá Thanh Niên sinh viên, Đình Quốc cho hay, năm nay với đội hình các cầu thủ chủ yếu là tân binh nên chưa quen với mặt sân 11. Tuy vậy, tinh thần của cả đội cũng là nhân tố chính giúp cho đội Trường ĐH Đà Lạt có màn tranh tài hấp dẫn với đội Trường ĐH Khánh Hòa.